Các bài viết cũ

Loài vẹt lãnh cảm, ngờ nghệch với “sex”


Loài vẹt lãnh cảm, ngờ nghệch với “sex”

Gấu trúc, tê giác trắng và gorilla núi đều gặp khó khăn trong việc duy trì giống loài thông qua sinh sản. Tuy nhiên, không một sinh vật nào trên Trái đất lại tỏ ra “kém cỏi” về chuyện ấy bằng loài vẹt kakapo.
Theo DailyMail, loài vẹt này hờ hững và vô vọng trong việc hẹn hò, kết cặp và quan hệ tới mức số lượng cá thể trên toàn New Zealand, nơi duy nhất mà chúng sinh sống, chỉ còn vẻn vẹn 124 con.

Ảnh đẹp: Rùa con ngồi trên đầu mẹ


Ảnh đẹp: Rùa con ngồi trên đầu mẹ

Rùa con ngồi trên đầu mẹ, vẹt xanh tình tứ trên cành cây, cá voi trắng quý hiếm ở Australia,… là những hình ảnh động vật ấn tượng nhất trong tuần vừa qua.
Sương mù trên khu rừng ở vùng Saxon, Thụy Sỹ. Khu vực này nổi tiếng với các khối đá có hình thù đặc biệt.
Một con rùa châu Phi 4 ngày tuổi ngồi trên đầu rùa mẹ trong khu bảo tồn động vật Nyiregyhaza ở Hungary. Con trưởng thành của loài rùa này có thể nặng tới 80kg.
Ong hút phấn trên bông hoa hướng dương trong một khu vườn ở Dresden, Đức. Hoa hướng dương thường nở rộ vào cuối mùa hè.
Một con sóc ăn hạt trong khi treo ngược người trên một thân cây ở khu bảo tồn thiên nhiên Labrador, Singapore.
Cặp vẹt xanh đang tình tứ với nhau trong vườn chim El Nido ở Ixtapaluca,Mexico.
Khu vực vườn chim này bao gồm 320 loài chim khác nhau.
Đàn ngựa hoang Przewalski trong khu bảo tồn quốc gia Hortobagy, Hungary. Loài ngựa Przewalski, có nguồn gốc từ Mông Cổ, đã gần như tuyệt chủng trong tự nhiên.
Một con thiên nga bơi dưới hồ nước trong công viên ở thành phố Stavropol, Nga.
Hình ảnh bán đảo Miyankaleh ở tỉnh Mazandaran, Iran.
Một con rùa luýt mới chào đời đang tìm đường trở về với biển ở Playa Grande, Costa Rica. Mặc dù nhận được rất nhiều nỗ lực bảo vệ trong những thập kỷ vừa qua, nhưng số lượng loài rùa này ở đông Thái Bình Dương đã giảm 90% trong 20 năm qua.
Tinh tinh dạy con đu từ cành cây này sang cành cây khác trong khu rừng Bukit Lawang ở Sumatra, Indonesia.
Một đàn hươu đứng gần lâu đài Barnard (Anh) khi bình minh đang lên.
Một con đồi mồi ở vùng viễn tây nam Thái Bình Dương. Loài động vật này cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do môi trường sống bị tàn phá.
Yêu động vật (Theo Bee)

Chim nhà dạy chim rừng… nói tiếng Anh


Chim nhà dạy chim rừng… nói tiếng Anh

Nhiều nơi tại Australia được báo cáo về nhưng tiếng trò chuyện kỳ lạ, vô nghĩa trên ngọn cây bằng tiếng Anh. Điều này nghe có vẻ bí ẩn nhưng lại được lí giải rất đơn giản.
Hóa ra những con chim nuôi xổ lồng, cụ thể là vẹt, đã dạy cho những chú chim hoang dã đôi chút về ngôn ngữ mà chúng học được trong điều kiện nuôi nhốt. Theo các nhân chứng, những con chim thậm chí còn văng tục.
Jaynia Sladek, một nhà nghiên cứu chim thuộc bảo tàng Australia cho biết một vài loài chim có đặc tính bắt chước, có khả năng nhái lại những âm thanh mới từ những gì chúng nghe thấy. Đối với những con chim nuôi, chúng bắt chước tiếng người và chúng bị điều này ảnh hưởng ngay cả khi đã thoát ra tự nhiên.
Ở môi trường tự nhiên, những chú chim “biết tán gẫu” này hòa nhập với những con chim hoang dã và kết quả, những con chim hoang dã cũng bắt đầu học những tiếng mới. Điều này còn chuyển sang thế hệ con cháu của chúng.
Theo báo cáo, “Hello Cockie” là một tỏng những cụm được nghe nhiều nhất từ những con chim hoang “học nói” và kèm theo nhiều tiếng chửi tục, có lẽ đó là những từ cuối cùng mà những con chim xổ lồng nghe thấy từ người chủ đang đuổi theo nó trước khi chúng tự do.
Yêu động vật (Theo Đất Việt)

Vẹt thầy tu đuôi dài sắp bị tiêu diệt


Vẹt thầy tu đuôi dài sắp bị tiêu diệt

Nước Anh vừa thông báo có thể sẽ bắn chết những con vẹt thầy tu đuôi dài vì có nguy cơ đe dọa hệ sinh thái và mùa màng.

Bộ Môi trường, thực phẩm và nông thôn Anh (Defra) cho biết: Vẹt thầy tu đuôi dài (nguồn gốc từ Nam Phi), là loài xâm hại. Cơ quan này vừa thông báo các biện pháp kiểm soát loài Vẹt nói trên bằng cách chuyển chúng đến nơi khác hoặc phá tổ của chúng.

“Trường hợp cuối cùng chúng tôi sẽ phải bắn chúng”, phát ngôn viên của Defra cho biết.

Defra ước tính có khoảng 100 loài con chim cổ xanh vàng ở nước này, phần lớn tập trung ở miền Đông nam. Dù những chú chim này chưa gây ra tổn thất nào, Defra cho rằng chúng có nguy cơ đe dạo “cơ sở hạ tầng quốc gia”.

Theo Defra, Vẹt thầy tu đuôi dài đã gây ra nhiều thiệt hại mùa màng ở Bắc và Nam Mỹ, chúng có thể làm gián đoạn hệ thống cung cấp điện nếu làm tổ trên cột điện cao thế, đặc biệt khi tổ của chúng bị ướt vì mưa.

Khác với họ hàng là loài Vẹt có khoang cổ, vẹt thầy tu đuôi dài xây tổ chung rất lớn. Loài vẹt này có đặc điểm lông xanh xám và giọng của chúng nghe khàn khàn.

Yêu động vật (Sưu tầm)

Thế giới của loài vẹt.


Vẹt có cả thẩy 315 giống trên khắp thế giới, phần lớn ở vùng nhiệt đới và những miền ấm áp. Chúng có giống nhỏ nhất độ 7,6 cm chiều dài, cho đến loại thật lớn cỡ 91,44 cm. Tất cả đều có bộ lông thật đẹp, mầu sắc sáng tươi, lại có con điểm thêm cả bộ mào và lông đuôi dài duyên dáng. Đặc biệt là hầu hết giống vẹt đều có thể tập cho nói được tiếng người.

Vẹt đều có hình dáng và cách sống hao hao giống nhau, nên mỗi khi chúng ta gặp một loại vẹt, dù mầu sắc và hình dáng lớn nhỏ khác nhau thế nào chăng nữa, chúng ta đều biết ngay đó là giống vẹt. Chỉ có tại New Zealand có hai loại vẹt đặc biệt. Một là giống Vẹt Cú, Owl parrot, có mặt giống con cú, không biết bay, nhưng lủi rất nhanh. Hai là loại vẹt Kea, to con, mỏ sắc hay rình bắt những cừu non, mổ banh ruột để ăn lớp mỡ bao bọc thận của cừu. Miền Đông Nam Á Châu cũng có giống vẹt đặt biệt đó là giống Hanging parrot, khi ngủ chúng trúc đầu xuống như con dơi.

Chỉ trừ loại vẹt Kea ở New Zealand là ăn thịt, còn tất cả đều ăn hoa quả, trái cây, và các hột đậu để sinh sống. Vẹt thích sống hợp quần, nên có khi một bầy của chúng lên tới hơn một triệu con.

Người dân tại Úc làm việc ở men rừng thường giật mình bởi những tiếng kêu xào xạt, koét koét, rồi một bầy chim, như một đám mây xanh, mù mịt bay qua, rợp cả bóng nắng của mặt trời. Đó là bầy két uyên ương (Budgetigar) thay vùng đi kiếm ăn. Đi đâu cũng bay thành đoàn.

Chốc chốc, chúng dừng bay, xà xuống đậu trên một cây khô trụi lá. Cái cây bỗng dưng trở thành linh hoạt. Hàng ngàn con chim đậu xít nhau làm như những nụ hoa xanh mơn mởn, nhú lên từ thân cây khô cằn, lao xao như rung rinh trong gió. Những du khách may mắn thấy được cảnh này thì thấy nó đẹp vô ngần, chỉ phải nhớ giơ máy ảnh hay máy quay phim, để thu lại cái kỷ niệm khó quên này.

Giống két uyên ương này dài khoảng 17,78 cm, thân màu xanh lá cỏ, đầu điểm mầu vàng sáng, có những nét vằn mầu đen chạy suôi theo đuôi mắt và chiếc đuôi dài nhọn mầu xanh lam. Người dân bản xứ thường gọi chúng là betcherrygah có nghĩa là “Thức ăn ngon” vì họ thường bắt chúng để ăn thịt.

Giống vẹt này, người Anh đã đem về xứ họ để gây giống từ năm 1840 và đến nay đã sinh sản được khá nhiều. Mặt khác, cũng như nuôi cá vàng, chọn lựa thức ăn khác biệt cũng đưa lại kết quả là thay đổi được cả mầu sắc của giống vật muôi, vì vậy hiện nay giống vẹt Uyên Ương có những bộ lông, mầu sắc khác hẳn với giống chim rừng. Hơn nữa vì sống với người quá lâu, từ thế hệ này đến thế hệ khác, giống uyên ương này có thể tập nói tiếng người một cách dễ dàng.

Vấn đề sinh nở của giống vẹt

Sở dĩ người ta đặt cho giống vẹt Úc châu là vẹt Uyên Ương vì bao giờ chúng cũng bay cặp đôi hai con, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau. Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm. Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.

Hồi đầu thí nghiệm, trong mùa sinh đẻ nguời ta để một cặp vẹt vào trong một lồng, con trống cũng đạp mái, nhưng con mái không bao giờ đẻ trứng. Người ta thất bại trong việc chăn nuôi để sản xuất.

Sau đó, nghiên cứu lại chiếc tổ của vẹt rừng, người ta thấy hai vợ chồng vẹt thường đào ngang sâu vào thân cây khoảng 15,24 cm, với bề rộng 5,08 cm. Sau đó lại đào sâu thẳng xuống lòng thân cây khoảng 30,48cm nữa. Nơi sâu đó ánh sáng chỉ lờ mờ nếu không nói là tối thui. Tại đó vẹt mái đẻ trứng và ấp.

Biết được thêm như vậy, các nhà chăn nuôi đặt chim mái vào chỗ tối cho nó đẻ, nhưng vẫn không đạt được kết quả. Sau cùng người ta tìm được yếu tố quan trong để cho vẹt mái đẻ trứng, đó là tiếng thủ thỉ trầm trầm của vẹt trống.

Quả vậy, khi con mái đẻ trứng con vẹt đực luôn luôn đứng bên cạnh tổ gù gù, như một giọng hát đặc biệt của loài vẹt. Giọng hát này khích động con mái tăng trưởng buồng trứng và làm cho sự sinh nở dễ dàng. Ngày nay với một cái hộp kín và một băng cassette thu lại tiếng gù gù nhạc điệu trầm của chim trống là người ta có thể gây được cả bầy vẹt nhỏ. Do đó nước Anh ngày nay sản xuất được khá nhiều vẹt, để bán cho mọi người nuôi làm thú vật trong nhà. Trẻ con rất thích chơi với vẹt và dậy vẹt nói.

Tuy nhiên vẹt làm nhiều người thích, thì cũng làm nhiều người buồn. Năm 1992, Tòa án Oxford nước Anh vừa xử một vụ kiện về vẹt. Nguyên ông Paddy Williams có nuôi được một con vẹt từ 4 năm qua và ông đã dậy cho nó nói được tên người. Và… trong một lúc vui vui ông còn dậy cho nó nói được cả tên ông hàng xóm là Mark Leach 43 tuổi. Hồi đó lân bang láng giềng còn thù tạc đi lại chơi với nhau vui vẻ, thì tiếng vẹt sao mà dễ thương, dễ làm cho người cười thích thú. Nhưng rồi, việc đời đâu có êm đềm mãi thế, nên có lần, vì một duyên cớ riêng tư, hai nhà cãi cọ nhau kịch liệt và đi đến độ thề không thèm nhìn lại mặt nhau. Tuy nhiên, phần con vẹt thì đâu có thế, nó vẫn thản nhiên vô tư lự, vẫn nặng tình cảm mến ông Leach, nên cả ngày cứ tên ông Leach mà gọi, có cả đến 100 lần. Tiếng gọi oen oét của con vẹt văng vẳng từ bên kia hàng rào làm hai vợ chồng ông Leach bực bội thật sự. Giờ đây, tiếng con chim này sao đáng ghét đến thế, âm thanh nó chói tai, giọng nó gọi tên xách mé, nghe như đang chửi rủa. Nên một hôm đó, cầm lòng không được, hai vợ chồng ông Leach đạp đổ hàng rào xông sang nhà ông Williams, túm lấy cổ con vẹt và quật thật mạnh vào một cây cột, làm nó chết tươi không kịp ngấp ngoải, rẫy rụa.

Chuyện này được đưa ra kiện tại Tòa và tòa án Oxford đã phạt ông Leach 1.015 Anh kim và bắt phải đền cho ông Williams 590 đồng. Ông Williams được tiền đền, lại đi mua con vẹt khác, nhưng chắc chắn ông không còn dậy nó gọi tên Leach nữa.

Yêu động vật (Sưu tầm)